Bảo vệ hệ thống âm thanh
Muốn hệ thống âm thanh vận hành tốt, không nên để loa "đói" công suất. Ngoài ra nên sắm kệ máy chuyên dụng để phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống âm thanh.
Muốn hệ thống âm thanh vận hành tốt, không nên để loa "đói" công suất. Ngoài ra nên sắm kệ máy chuyên dụng để phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống âm thanh.
1. Nếu loa không có độ nhạy cao thì đừng để chúng "đói" công suất
"Đói" công suất ở đây được hiểu là ampli cung cấp công suất nhỏ hơn so với công suất tối thiểu cần thiết cho chế độ làm việc của loa. Khi ampli cung cấp công suất quá nhỏ thì có nghĩa là nó phải "gồng sức" để tải cặp loa, và lúc đó tín hiệu của ampli cung cấp ra loa sẽ bị chia cắt dưới dạng sóng vuông. Sóng vuông chứa đựng những điều không mong muốn đối với loa tép. Nó sẽ làm cho loa tép thành phần trong hệ thống loa không thể chịu đựng được. Trong điều kiện làm việc như vậy, loa tép sẽ bị "khô" và nhanh "chết", thậm chí chỉ trong giây lát.
2. Không để hệ thống âm thanh làm việc trong điều kiện quá nóng
Trường hợp cụ thể là đặt các thiết bị chồng lên nhau, đặt trong tủ kính bị bịt kín 4 mặt, hoặc để các ampli đèn, ampli class A, cục công suất (ampli công suất) gần các thiết bị khác.
Trong trường hợp thứ nhất, việc đặt các thiết bị chồng lên nhau sẽ làm bịt kín các lỗ tản nhiệt của một số thiết bị nằm dưới. Nói một cách nôm na, nó giống như đắp một cái chăn lên mặt khi ngủ. Như vậy sẽ làm giảm tuổi thọ của thiết bị, nhất là làm cho một số linh kiện bên trong như sò công suất, ổn áp... rất mau bị hỏng.
3. Cẩn thận trong đấu nối, tránh làm ngắn mạch
Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan khi đấu nối các thiết bị, đặc biệt việc rút ra cắm vào các giắc loa. Nếu hai đầu giắc loa chạm vào nhau thì sẽ tạo nên hiện tượng ngắn mạch và làm hỏng ampli chỉ trong một tích tắc!
4. Đừng cố để ampli/receiver của bạn tải quá nhiều loa
Việc đấu nối quá nhiều loa vào một ampli không phải là một ý tưởng tốt, trừ phi ampli của bạn có công suất rất lớn và trở kháng ra nhỏ.
Việc đấu nối quá nhiều loa vào một ampli không phải là một ý tưởng tốt, trừ phi ampli của bạn có công suất rất lớn và trở kháng ra nhỏ.
Chú ý hai nguyên tắc: Trở kháng của hệ thống loa phải phù hợp với tải của ampli và càng tăng số lượng đầu loa thì trở kháng của hệ thống loa càng giảm (trong trường hợp muốn kéo cùng lúc từ hai hệ thống loa trở lên).
5. Lưu ý tác động của ánh sáng tới hệ thống loa
Tia cực tím là nhân tố lý tưởng để làm phân huỷ gân loa làm bằng cao su hoặc xốp. Nếu ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào màng loa, quá trình thay gân loa sẽ bị rút ngắn. Ánh sáng của đèn neon cũng gây ra hậu quả tương tự. Vì vậy tốt nhất là bạn nên làm ê-căng che màng loa nhằm hạn chế sự xâm nhập của tia cực tím.
6. Đừng xem nhẹ bụi bẩn
Bụi bẩn được coi là kẻ thù của bất kỳ thiết bị điện tử nào. Bụi sẽ bám lên bề mặt mạch điện và làm giảm tính truyền dẫn của nó. Khi có điều kiện, bạn phải lau chùi và làm vệ sinh bên trong các thiết bị, đặc biệt là bề mặt của các bo mạch.
7. Chú ý độ ẩm
Do nước có bản chất là dẫn điện nên sự tích tụ của nước trên bề mặt các bo mạch sẽ có thể gây nên hiện tượng chập do ngắn mạch và phá huỷ một số linh kiện, thậm chí phá huỷ cả một thiết bị rất đắt tiền. Lời khuyên là trong những ngày trời ẩm, bạn nên tạm dừng việc sử dụng các thiết bị audio. Nếu muốn sử dụng thì tốt nhất dùng máy sấy để sấy thật khô bề mặt của các bo mạch và các linh kiện thành phần trong thiết bị điện tử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét