Thứ Hai, 6 tháng 9, 2010

Những câu hỏi về âm thanh trong gia đình

Tôi thấy tiếng bass ù và kéo đuôi?
Trả lời:
Chắc chắn ampli của bạn không đáp ứng được công suất cho loa. Bạn đã kiểm tra lại điện nguồn chưa? Nếu đủ, bạn nên thay thử một cục công suất lớn hơn. Hiện tượng ù của tiếng bass do công suất không đủ cho sự ổn định của màng loa bass. Màng loa bass còn quán tính nên có tiếng ù rất khó chịu.
Có thể làm lấy dây dẫn được không?
Trả lời:

Dây dẫn có cấu tạo khá đơn giản so với các thiết bị âm thanh khác trong bộ dàn. Với những bạn khéo tay, để làm một bộ dây dẫn tín hiệu hoặc dây loa tốt là việc không khó. Khó nhất là tìm được vật liệu làm dây có chất lượng tốt.
Để tự làm lấy dây dẫn, cách thứ nhất : bạn có thể tới cửa hàng bán dây dưới dạng cuộn (ru-lô) dây mét. Mua dây do hãng sản xuất làm sẵn, về tự đấu các đầu cọc vào, bạn sẽ có một sợi dây chất lượng tương tự hoặc kém hơn không đáng kể so với dây xịn cùng loại mà nhà sản xuất làm sẵn đóng gói trong bao bì đẹp và vẫn bán trên thị trường với giá cao hơn nhiều.
Cách làm thứ hai là bạn tự kiếm các loại dây có chất lượng vật liệu tốt, tuy không phải là dây chế riêng cho audio, nhưng có thể tạo ra những sản phẩm tự chế rất hấp dẫn. Nhiều bạn đã sử dụng các loại dây như dây mạ bạc cho quân sự, dây CAT5 dùng cho mạng máy tính… để làm dây tín hiệu và dây loa. Kết quả thu được rất khả quan, so với các loại dây hàng hiệu tầm tiền vừa phải thì âm thanh của dây tự chế khôn
Xin cho biết sự khác nhau về âm thanh và sự tiện dụng giữa loa có trở kháng 8 Ohm, 6 Ohm và 4 Ohm. Có phải loa trở kháng nhỏ đòi hỏi ampli tốt hơn. Nếu loa có trở kháng 4 Ohm, 98dB, thì cần ampli có công suất bao nhiêu để cho âm thanh hay?     
Trả lời :
Trong chế tạo loa, tuỳ theo ý đồ thiết kế của từng hãng, mà người ta chọn trở kháng loa là 4, 6 hay 8 Ohm. Trở kháng 4, 6 hay 8 Ohm được coi là trở kháng danh định của loa đo ở một tần số nhất định, thường là 1000 Hz. Còn trong thực tế hoạt động, do cuộn dây loa có cảm kháng nên trở kháng động của loa trên toàn dải tần thay đổi rất nhiều so với trở kháng ở một tần số nhất định.
Chất lượng âm thanh của loa là một chỉ tiêu mang tính tổng hợp, nó chịu tác động của rất nhiều nhân tố: từ chất liệu màng loa, vành nhúng, spider, cách cuốn dây, chất nam châm cho đến kết cấu và chất liệu vỏ thùng… Cho nên, chưa có cơ sở nào đủ thuyết phục để nói chất lượng âm thanh của loa 4, 6 và 8 Ohm tốt hay xấu hơn nhau.
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là loa 4 Ohm thì khó phối hợp với ampli hơn loa 8 Ohm. Vì loa 4 Ohm hầu hết đều có độ nhạy thấp và đòi hỏi ampli phải có trở kháng ra thấp, dòng điện và công suất ra cao. Mà điều này, không phải ampli nào cũng đáp ứng được. Vì vậy nếu đã có loa 4 Ohm, khi đi mua ampli, bạn cần chú ý xem phía sau ampli có ghi cho phép chạy với loa 4 Ohm hay không. Nếu ampli chỉ chạy được với loa 8 – 16 Ohm mà ta đấu loa 4 Ohm thì máy sẽ bị nặng tải (nặng gánh) cháy sẽ mau nóng và méo nhiều, nhất là khi vặn to.
Với loa có trở kháng 4 Ohm và độ nhạy 89dB, bạn có thể chọn loại ampli bán dẫn có đường ra 4 Ohm với công suất ra khoảng trên 100W/ kênh thì mới có âm thanh đầy đặn.
Xin công ty cho biết vì sao phải đặt loa cách sàn một khoảng cách nhất định?
Trả lời:
Sóng âm thanh phát ra từ loa đi đến tai người nghe theo 2 con đường chính: sóng âm đi thẳng từ loa đến người nghe gọi là âm thanh trực tiếp, còn âm thanh phản xạ từ các vật thể trong phòng như sàn nhà, trần, tường… rồi mới đến tai người nghe gọi là âm thanh phản xạ. Âm phản xạ phải đi quãng đường dài hơn nên giữa âm thanh trực tiếp và âm thanh phản xạ có sự lệch pha với nhau.
Do sàn nhà thường là mặt phẳng cứng và gần loa nhất nên tác động của nó đến âm phản xạ là rất lớn, nhất là khu vực âm trầm. Nếu loa đặt gần sàn, tiếng bass bị phản xạ nhiều. Khi đó, người nghe sẽ thấy tiếng bass rất ồn ào, có tiếng rền rất khó chịu. Vì vậy để nghe được hay, cần đặt loa cách sàn nhà một khoảng nhất định. Đó chính là lý do các loa bookshelf cần được đặt lên các chân loa vững chắc và cũng là lý do người ta chế tạo ra loại loa đứng, loa cột (floor-standing). Để thưởng thức âm thanh tốt nhất, bạn cần bố trí tầm cao của loa sao cho vị trí của loa treble cao ngang tầm với tai của người ngồi nghe.
Lưu ý bạn một điều là chân loa (kệ loa) phải được làm bằng vật liệu càng chắc, nặng càng tốt.
Xin cho biết sự khác nhau về âm thanh và sự tiện dụng giữa loa có trở kháng 8 Ohm, 6 Ohm và 4 Ohm. Có phải loa trở kháng nhỏ đòi hỏi ampli tốt hơn. Nếu loa có trở kháng 4 Ohm, 98dB, thì cần ampli có công suất bao nhiêu để cho âm thanh hay?     
Trả lời :
Trong chế tạo loa, tuỳ theo ý đồ thiết kế của từng hãng, mà người ta chọn trở kháng loa là 4, 6 hay 8 Ohm. Trở kháng 4, 6 hay 8 Ohm được coi là trở kháng danh định của loa đo ở một tần số nhất định, thường là 1000 Hz. Còn trong thực tế hoạt động, do cuộn dây loa có cảm kháng nên trở kháng động của loa trên toàn dải tần thay đổi rất nhiều so với trở kháng ở một tần số nhất định.
Chất lượng âm thanh của loa là một chỉ tiêu mang tính tổng hợp, nó chịu tác động của rất nhiều nhân tố: từ chất liệu màng loa, vành nhúng, spider, cách cuốn dây, chất nam châm cho đến kết cấu và chất liệu vỏ thùng… Cho nên, chưa có cơ sở nào đủ thuyết phục để nói chất lượng âm thanh của loa 4, 6 và 8 Ohm tốt hay xấu hơn nhau.
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là loa 4 Ohm thì khó phối hợp với ampli hơn loa 8 Ohm. Vì loa 4 Ohm hầu hết đều có độ nhạy thấp và đòi hỏi ampli phải có trở kháng ra thấp, dòng điện và công suất ra cao. Mà điều này, không phải ampli nào cũng đáp ứng được. Vì vậy nếu đã có loa 4 Ohm, khi đi mua ampli, bạn cần chú ý xem phía sau ampli có ghi cho phép chạy với loa 4 Ohm hay không. Nếu ampli chỉ chạy được với loa 8 – 16 Ohm mà ta đấu loa 4 Ohm thì máy sẽ bị nặng tải (nặng gánh) cháy sẽ mau nóng và méo nhiều, nhất là khi vặn to.
Với loa có trở kháng 4 Ohm và độ nhạy 89dB, bạn có thể chọn loại ampli bán dẫn có đường ra 4 Ohm với công suất ra khoảng trên 100W/ kênh thì mới có âm thanh đầy đặn.
Xin cho biết sự khác biệt giữa bộ phận tần tích cực và bộ phận tần thụ động của bộ phận phân tần trong thùng loa 2 đường tiếng như thế nào? Có thể tự làm bộ phận phân tần được không?
Trả lời:
Nhìn chung có 2 bộ lọc (mạch phân tần) được sử dụng trong các thiết bị âm thanh là bộ lọc tích cực và bộ lọc thụ động.

Bộ lọc tích cực, còn được gọi là bộ lọc điện tử, là một mạch điện đặc biệt sử dụng đèn, transitor hoặc IC để phân tách các dải tần số trong tín hiệu âm thanh nghe đựơc ra làm 3 dải: trầm, trung, cao (hoặc tách ra làm nhiều dải hơn tuỳ theo yêu cầu). Bộ lọc tích cực thường được đấu giữa nguồn tín hiệu và các ampli, mỗi ampli phụ trách một dải tần. Nếu bạn nghe âm thanh stereo, số lượng ampli cần tới 6 chiếc riêng biệt cho các trường tiếng. Mỗi ampli này lại “đánh” vào một loa trầm, trung, cao khác nhau mà không cần đến bộ lọc thụ động trong thùng loa. Bộ lọc tích cực phức tạp, đắt tiền nhưng hiệu quả lọc cao, có thể điều chỉnh tần số cắt và nâng cao được độ nhạy của loa do không bị suy hao, do đó được dùng nhiều trong lĩnh vực chuyên nghiệp và thích hợp cho những tay chơi audio sành sỏi.

Phân tần thụ động được dùng rất phổ biến trong các thùng loa thông thường, cấu tạo gồm một số cuộn cảm, tụ và điện trở. Những linh kiện này có tác dụng phân chia tần số âm thanh đi vào các loa trầm, trung và cao. So với bộ lọc tích cực, bộ lọc thụ động đơn giản hơn, dễ chế tạo và rẻ tiền nhưng lại làm suy giảm độ nhạy thực tế của loa. Trong thùng loa 2 đường tiếng (2 way), bộ lọc thường có 4 dạng sắp xếp (theo hiệu quả phân tầng) như sau:
A-Bộ lọc 6dB/Octave
B-Bộ lọc 12dB/Octave
C-Bộ lọc 18dB/Octave
D-Bộ lọc 24dB/Octave
Bạn có thể tự làm bộ phân tần cho thùng loa theo các sơ đồ trên với giá trị các linh kiện phù hợp với từng chiếc loa sử dụng và kết cấu thùng loa. Tuy nhiên việc tính toán chính xác giá trị các linh kiện và lựa chọn được linh kiện tốt để chế tạo ở Việt Nam không dễ dàng.
Để tính toán, các bạn có thể dùng một số phần mềm tính toán bộ lọc thụ động như WINCALC, CAAD.

Bạn nên tìm tụ điện của Jensen (Đan Mạch), SolenSCR (Pháp – Canada), Hovland Musicap (Mỹ). Cuộn cảm của Audax, R.A.H (Pháp), Alpha Core (Mỹ) là những linh kiện tốt nhất để chế tạo bộ lọc cho các loa cao cấp.
Loa siêu trầm nên đặt ở đâu thì sẽ phát ra âm thanh hay nhất ?
Trả lời :
Về nguyên tắc, âm thanh với tần số thấp dưới 100 Hz thường không có hướng tình thật rõ ràng, có nghĩa là bạn có thể đặt loa siêu trầm (subwoofer) ở bất kỳ một vị trí nào đó trong phòng mà kết quả thu được là tương tự nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, vị trí của subwoofer cũng chịu sự tác động ít nhiều của kích thước và kết cấu phòng nghe.
Cách để tìm ra chỗ đặt “đẹp” nhất cho loại loa subwoofer này là đưa loa vào một vị trí nào đó, rồi bật một số bản nhạc có bass mạnh nghe thử. Sau đó, vừa nghe vừa đi xung quanh cho đến khi tìm được điểm mà bạn thấy loa phát ra tiếng to nhất. Chuyển loa đến vị trí đó và định vị lại. Đây chính là vị trí thích hợp nhất.
Xin cho biết sự khác biệt giữa bộ phận tần tích cực và bộ phận tần thụ động của bộ phận phân tần trong thùng loa 2 đường tiếng như thế nào? Có thể tự làm bộ phận phân tần được không?
Trả lời:
Nhìn chung có 2 bộ lọc (mạch phân tần) được sử dụng trong các thiết bị âm thanh là bộ lọc tích cực và bộ lọc thụ động.

Bộ lọc tích cực, còn được gọi là bộ lọc điện tử, là một mạch điện đặc biệt sử dụng đèn, transitor hoặc IC để phân tách các dải tần số trong tín hiệu âm thanh nghe đựơc ra làm 3 dải: trầm, trung, cao (hoặc tách ra làm nhiều dải hơn tuỳ theo yêu cầu). Bộ lọc tích cực thường được đấu giữa nguồn tín hiệu và các ampli, mỗi ampli phụ trách một dải tần. Nếu bạn nghe âm thanh stereo, số lượng ampli cần tới 6 chiếc riêng biệt cho các trường tiếng. Mỗi ampli này lại “đánh” vào một loa trầm, trung, cao khác nhau mà không cần đến bộ lọc thụ động trong thùng loa. Bộ lọc tích cực phức tạp, đắt tiền nhưng hiệu quả lọc cao, có thể điều chỉnh tần số cắt và nâng cao được độ nhạy của loa do không bị suy hao, do đó được dùng nhiều trong lĩnh vực chuyên nghiệp và thích hợp cho những tay chơi audio sành sỏi.

Phân tần thụ động được dùng rất phổ biến trong các thùng loa thông thường, cấu tạo gồm một số cuộn cảm, tụ và điện trở. Những linh kiện này có tác dụng phân chia tần số âm thanh đi vào các loa trầm, trung và cao. So với bộ lọc tích cực, bộ lọc thụ động đơn giản hơn, dễ chế tạo và rẻ tiền nhưng lại làm suy giảm độ nhạy thực tế của loa. Trong thùng loa 2 đường tiếng (2 way), bộ lọc thường có 4 dạng sắp xếp (theo hiệu quả phân tầng) như sau:
A-Bộ lọc 6dB/Octave
B-Bộ lọc 12dB/Octave
C-Bộ lọc 18dB/Octave
D-Bộ lọc 24dB/Octave
Bạn có thể tự làm bộ phân tần cho thùng loa theo các sơ đồ trên với giá trị các linh kiện phù hợp với từng chiếc loa sử dụng và kết cấu thùng loa. Tuy nhiên việc tính toán chính xác giá trị các linh kiện và lựa chọn được linh kiện tốt để chế tạo ở Việt Nam không dễ dàng.
Để tính toán, các bạn có thể dùng một số phần mềm tính toán bộ lọc thụ động như WINCALC, CAAD.

Bạn nên tìm tụ điện của Jensen (Đan Mạch), SolenSCR (Pháp – Canada), Hovland Musicap (Mỹ). Cuộn cảm của Audax, R.A.H (Pháp), Alpha Core (Mỹ) là những linh kiện tốt nhất để chế tạo bộ lọc cho các loa cao cấp.
Qua quan sát, tôi thấy các linh kiện cũng như kết cấu của các ampli secondhand của Nhật Bản, dùng điện 100V có vẻ tốt và chắc chắn hơn so với các mặt hàng của Nhật xuất khẩu ra nước ngoài điện 220V. Xin công ty cho biết điều này có đúng không? Có sự khác biệt về chất lượng giữa các sản phẩm nghe nhìn nội địa và xuất khẩu của Nhật Bản hay không?
Trả lời:
Quan sát của bạn là đúng trong phần lớn các trường hợp. Theo kinh nghiệm của thợ sửa chữa và nhiều người chơi hi-fi lâu năm, các linh kiện cũng như kết cấu của các sản phẩm điện tử nội địa Nhật Bản (điện 100V), thường tốt hơn, chắc chắn hơn so với các sản phẩm xuất khẩu (điện 220V). Điểm dễ nhận thấy nhất là trọng lượng các sản phẩm nội địa thường nặng hơn và được trang bị nhiều tính năng hơn. Kết cấu chắc chắn hơn, linh kiện chọn lọc hơn đương nhiên sẽ làm cho âm thanh của các sản phẩm nội địa trong đa số các trường hợp là tốt hơn so với các sản phẩm xuất khẩu, nhất là hàng xúât khẩu vào các thị trường sức mua yếu, nơi các nhà sản xuất Nhật Bản phải hạ giá thành để có thể cạnh tranh.
Xin cho biết sự khác nhau về âm thanh và sự tiện dụng giữa loa có trở kháng 8 Ohm, 6 Ohm và 4 Ohm. Có phải loa trở kháng nhỏ đòi hỏi ampli tốt hơn. Nếu loa có trở kháng 4 Ohm, 98dB, thì cần ampli có công suất bao nhiêu để cho âm thanh hay?     
Trả lời :
Trong chế tạo loa, tuỳ theo ý đồ thiết kế của từng hãng, mà người ta chọn trở kháng loa là 4, 6 hay 8 Ohm. Trở kháng 4, 6 hay 8 Ohm được coi là trở kháng danh định của loa đo ở một tần số nhất định, thường là 1000 Hz. Còn trong thực tế hoạt động, do cuộn dây loa có cảm kháng nên trở kháng động của loa trên toàn dải tần thay đổi rất nhiều so với trở kháng ở một tần số nhất định.
Chất lượng âm thanh của loa là một chỉ tiêu mang tính tổng hợp, nó chịu tác động của rất nhiều nhân tố: từ chất liệu màng loa, vành nhúng, spider, cách cuốn dây, chất nam châm cho đến kết cấu và chất liệu vỏ thùng… Cho nên, chưa có cơ sở nào đủ thuyết phục để nói chất lượng âm thanh của loa 4, 6 và 8 Ohm tốt hay xấu hơn nhau.
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là loa 4 Ohm thì khó phối hợp với ampli hơn loa 8 Ohm. Vì loa 4 Ohm hầu hết đều có độ nhạy thấp và đòi hỏi ampli phải có trở kháng ra thấp, dòng điện và công suất ra cao. Mà điều này, không phải ampli nào cũng đáp ứng được. Vì vậy nếu đã có loa 4 Ohm, khi đi mua ampli, bạn cần chú ý xem phía sau ampli có ghi cho phép chạy với loa 4 Ohm hay không. Nếu ampli chỉ chạy được với loa 8 – 16 Ohm mà ta đấu loa 4 Ohm thì máy sẽ bị nặng tải (nặng gánh) cháy sẽ mau nóng và méo nhiều, nhất là khi vặn to.
Với loa có trở kháng 4 Ohm và độ nhạy 89dB, bạn có thể chọn loại ampli bán dẫn có đường ra 4 Ohm với công suất ra khoảng trên 100W/ kênh thì mới có âm thanh đầy đặn.

( sưu tầm : songamthanh.com )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét